Có phải bạn đang tìm hiểu các thủ tục, quy trình để xin cấp phép hoạt động kinh doanh karaoke. Bạn đang thắc mắc với việc kinh doanh nhỏ lẻ của mình chỉ từ 5-7 phòng hát thì sẽ cần phải nộp các khoản thuế gì? Một lời khuyên cho bạn là hãy tìm hiểu thật kĩ các yếu tố này nhé. Nó sẽ giúp bạn yên tâm hơn rất nhiều trong quá trình kinh doanh của mình.
Bạn muốn biết những thủ tục và các loại thuế cần nộp khi kinh doanh karaoke, hãy theo dõi bài viết dưới đây của TCSOFT để nhận được câu trả lời.
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KARAOKE
Theo Điều 30 và tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh karaoke và Thông tư số 04/ 2009/ TT-BVHTTVDL quy định như sau:
Điều 30: Điều kiện kinh doanh karaoke.
Thứ nhất, phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ;
Thứ hai, cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng;
Thứ ba, không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Thứ tư, địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên;
Thứ năm, phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.
Thứ sáu, phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ bảy, nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng.
Thứ tám, cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình, phải riêng biệt với khu vực kinh doanh và không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên thuộc cơ sở mình.
|
Điều 32: Trách nhiệm của chủ cơ ở kinh doanh karaoke.
Khi hoạt động kinh doanh karaoke, chủ cơ sở kinh doanh phải tuân theo những quy định sau đây:
Một là, đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2;
Hai là, đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép; […]
Ba là, chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định;
Bốn là, không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke;
Năm là, đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ;
Sáu là, mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động;
Bảy là, không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 Quy chế này;
Tám là, các điểm karaoke hoạt động ở vùng dân cư không tập trung không phải thực hiện quy định về âm thanh tại khoản 2 nhưng phải thực hiện quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này”.
|
Tại điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đăng ký kinh doanh như sau:
► Giấy phép đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- - Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
- - Ngành, nghề kinh doanh;
- - Số vốn kinh doanh;
- - Số lao động;
- - Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
► Sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, họ sẽ trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ nếu hồ sơ của bạn đáp ứng đủ yêu cầu:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định của pháp luật;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định
- Trường hợp, hồ sơ không hợp lệ các cơ quan này sẽ có văn bản phản hồi lý do không đủ điều kiện cấp phép kinh doanh. Theo đó, bạn sẽ cần có những điều chỉnh hoàn thiện lại hồ sơ để đủ điều kiện hoạt động.
Các mức thuế phải nộp khi kinh doanh karaoke.
2. CÁC KHOẢN THUẾ PHẢI NỘP KHI KINH DOANH KARAOKE
Tại điều 21 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định như sau:
Quy định và khai các loại thuế phải nộp theo phương pháp khoán: “Hộ kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ nộp theo phương pháp khoán”.
► Thứ nhất, thuế môn bài: Mức thuế áp dụng khi bạn không khai báo chính xác thời gian xác nhận đăng ký kinh doanh và mức thu nhập hàng tháng. Bạn căn cứ vào những thông tin sau để xác định mức thuế cần nộp được tính theo (thu nhập cả tháng và mức thuế cả năm) như sau:
- Bậc 1: Trên 1.500.000 trở lên nộp: 1.000.000 đồng/năm.
- Bậc 2: Trên 1.000.000 – 1.500.000 nộp: 750.000 đồng/năm.
- Bậc 3: Trên 750.000 – 1.000.000 nộp: 500.000 đồng/năm.
- Bậc 4: Trên 500.000 -750.000 nộp: 300.000 đồng/năm.
- Bậc 5: Trên 300.000 – 500.000 nộp: 100.000 đồng/năm.
- Bậc 6: Thu nhập bằng hoặc thấp hơn 300.000 nộp: 50.000 đồng/năm.
Lưu ý, nếu đơn vị đăng ký kinh doanh vào thời điểm 6 tháng đầu năm thì khoản thuế môn bài phải đóng là như trên, còn nếu đăng ký vào 6 tháng cuối năm thì đóng 50% mức thuế cả năm.
► Thứ hai, thuế giá trị gia tăng: Quy định thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể: quy định Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Luật số 71/2014/QH13 quy định đối với dịch vụ karaoke chịu mức thuế suất là 2% x Doanh thu.
Với hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định tại khoản 12 Điều 13 Nghị định 209/2013/NĐ-CP
► Ba là, thuế thu nhập cá nhân: Tại khoản 5 Điều 21 Thông tư 156/2013/TT- BTC quy định mức doanh thu không phải nộp thuế TNCN: dưới 100 triệu đồng.
Trên đây là những thủ tục và thông tin bạn cần thực hiện khi bắt đầu mở quán karaoke. Hy vọng, với những tài liệu tổng hợp trên của TCSOFT sẽ giúp bạn kinh doanh thành công.
Phần mềm quản lý karaoke chuyên nghiệp
Đặc biệt để tăng lợi nhuận và doanh thu của quán, bạn nên tìm cho mình một giải pháp quản lý chất lượng. Phần mềm quản lý karaoke của TCSOFT tự hào có thể giúp bạn đáp ứng được các yêu cầu về tự động hóa tính tiền, chọn combo, quản lý thu chi, lập báo cáo thống kê… Đảm bảo kiểm soát hoạt động của quán một cách hiệu quả, chính xác.
Bạn cần quan tâm
7 lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý karaoke trong kinh doanh
« « « « « « « « « « « «